Ngày 12/10, tên lửa Soyuz do Nga sản xuất đã đưa hai vệ tinh định vị của Châu Âu rời bệ phóng tại căn cứ vũ trụ Kourou ở French Guiana, đông bắc Mỹ Latin. Với thành công này, Châu Âu đạt được cột mốc quan trọng trong nỗ lực thiết lập mạng lưới định vị Galileo, phiên bản cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ.
![]() |
Soyuz-ST-B rời bệ phóng mang theo 2 vệ tinh định vị của Châu Âu |
Thông tin từ Reuters cho biết, các vệ tinh, mỗi chiếc nặng khoảng 700kg, bay vào quỹ đạo ở độ cao hơn 23.000km. Hai vệ tinh đầu tiên đã được đưa lên không gian vào năm 2011.
Đây là vệ tinh thứ 3 và thứ 4 được bổ sung vào hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Galileo của Châu Âu. Dự định hệ thống Galileo sẽ được tăng cường đến 30 vệ tinh. 2 vệ tinh đầu tiên được đưa vào quỹ đạo năm 2011 cũng trên tên lửa đẩy Soyuz.
Như vậy, với bốn vệ tinh hiện có, Châu Âu đã có thể bắt đầu kiểm tra toàn diện hệ thống Galileo. Bốn vệ tinh - con số tối thiểu để cung cấp tín hiệu định vị cho các thiết bị như điện thoại di động, xe hơi. Dù vậy, dự kiến ít nhất đến năm 2015, khi số lượng vệ tinh tăng thêm thì hệ thống Galileo mới có thể phát huy hết khả năng.
Theo như kế hoạch ban đầu, Châu Âu lên kế hoạch phát triển Galileo hành hệ thống định vị có hơn 30 vệ tinh đến năm 2020 với kinh phí lên đến 20 tỉ euro. Mục tiêu của hệ thống định vị Galileo là sẽ có độ chính xác hơn hẳn GPS của Mỹ hoặc hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc. Trong tầm nhìn không xa, hệ thống Galileo không chỉ phục vụ giao thông, hệ thống Galileo còn là một công cụ chiến lược của quân đội các nước châu Âu.
(Theo Reuters)
|
|
|