Ngày 7/10, đại diện Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, quốc gia này đã hoàn tất việc lắp đặt hệ thống định vị toàn cầu Glonass. Với 24 vệ tinh ở thời điểm hiện tại và sẽ được bổ sung thêm 6 vệ tinh trong 4 năm tới, hệ thống Glonass được đánh giá có chức năng tượng tự hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ.
Được biết, hệ thống Glonass của Nga được thiết kế phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự. Hiện nay, Nga chỉ nắm giữ 3% trong lĩnh vực dịch vụ không gian của thị trường toàn cầu. Thị trường kinh doanh này mang lại giá trị khổng lồ, trung bình mỗi năm đặt 260 tỷ USD. Việc đưa vào sử dụng hệ thống Glonass sẽ mở ra một cơ hội phát triển mới của Nga trong lĩnh vực này.
Nhiều nhà khoa học dự báo rằng định vị toàn cầu qua vệ tinh trong tương lai không xa sẽ trở thành một phần không thể thiếu, quyết định sự đi lên của các nước phát triển. Với sự hoàn tất của hệ thống Glonass, khách hàng có thể sử dụng đồng thời hệ thống Glonass và định vị toàn cầu GPS của Mỹ.
Trước khi Glonass hoàn thiện và đưa vào hoạt động, GPS là hệ thống định vị toàn cầu duy nhất được lắp đặt hoàn chỉnh. Tuy nhiên, hệ thống này cũng còn một vài khiếm khuyết như hoạt động không chính xác ở nhiều vùng thuộc bán cầu bắc và không thể định vị ở Bắc Cực. Hệ thống Glonass đã khắc phục được nhược điểm này, tăng cường độ chính xác khi định vị ở Bắc Cực.
Ngày 8/10, phát biểu tại Duma Quốc gia Nga, ông Vladimir Popovkin - người đứng đầu Roscosmos cho biết cơ quan này sẽ phát triển cơ sở hạ tầng mặt đất của hệ thống để làm tăng độ chính xác của Glonass từ mức 5-6m hiện nay lên 1m vào năm 2015.
Một số hình ảnh về vệ tinh Glonass:
![]() |
Nga phóng vệ tinh Glonass từ Trung tâm không gian Baikonur Kazakhstan |
![]() |
Tên lửa đẩy Proton-M đưa các vệ tinh Glonass lên quỹ đạo |
![]() |
Hệ thống định vị Glonass đòi hỏi có 18 vệ tinh |
![]() |
Năm 2007, Nga dành khoản ngân sách 9,9 tỷ Ruble (360 triệu USD) cho hệ thống Glonass |
![]() |
Số lượng vệ tinh trong hệ thống định vị Glonass sẽ tăng lên 30 vào năm 2015 |
|
|
|