Trong ngày 8/11, Tòa án tối cao Hoa Kỳ sẽ có thể sử dụng thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu để theo dõi kẻ tình nghi, đây là một trường hợp liên quan đến quyền của quan chức thực thi pháp luật.
Nếu điều này xảy ra, đây sẽ được xem như là một bước ngoặt trong chính sách hạn chế các thiết bị theo dõi, đặc biệt là từ điện thoại di động đang phát triển tại Mỹ hiện nay. Gần đây nhất, US v.Jone sẽ quyết định có sử dụng dữ liệu thu được từ thiết bị GPS, điện thoại thông minh mà không cần sự đảm bảo hoặc đồng ý dưới bất kỳ hình thức nào. Đây được xem là một hành vi vi phạm quyền sửa đổi một số quy định trong pháp luật hiện hành của Hoa Kỳ.
Chính quyền Obama đã đồng ý cho sử dụng thiết bị định vị GPS để bảo vệ quyền thực thi của pháp luật. Tuy nhiên, một số nhóm đối lập, các quan chức thực thi pháp luật, và các chính trị gia đã tuyên lại bày tỏ quan điểm phản đối với quyết định này vì họ cho rằng sẽ vi phạm quyền tự do cá nhân của công dân. Một số nhóm phản đối đã biểu tình bên ngoài Tòa án tối cao để bày tỏ sự phản đối với quyết định trên. Các nhóm này cũng e ngại, với sự phát triển không ngừng của công nghệ GPS, chính phủ sẽ có quyền truy cập các thông tin về địa điểm của các cá nhân, vi phạm quyền tự do của họ.
Antoine Jones, chủ sở hữu câu lạc bộ đêm một khu vực DC, bị kết tội âm mưu buôn bán cocaine do những thông tin từ thiết bị GPS cài đặt trong xe “tố cáo” hành vi phạm tội của ông. Trường hợp của ông được đưa ra như là minh chứng điển hình cho thấy thiết bị GPS cung cấp những thông tin định vị cá nhân rất chính xác, nó vừa hỗ trợ công tác chống tội phạm nhưng cũng ảnh hưởng tới quyền tự do cá nhân của công dân. Stephen Leckar, luật sư của Jone cho rằng công nghệ GPS trao quyền cho chính phủ để tham gia vào việc theo dõi các hoạt động của cá nhân.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng thiết bị GPS hỗ trợ rất tốt cho công tác điều tra, chống tội phạm của lực lượng cảnh sát.
(Theo gpstrackinginfo)
|
|
|